Vì sao lưu thông máu kém gây sạm da, nám da cho phụ nữ sau tuổi 30?

Có nhiều nguyên nhân khiến các phụ nữ sau độ tuổi 30 bị nám da, sạm da và tàn nhang, trong đó một thủ phạm không thể không nhắc đến đó là do lưu thông máu kém gây nên.

Vì sao lưu thông máu kém khiến làn da xấu xí?

Trước nay, nhiều người cứ nghĩ, nguyên nhân gây ra nám da, sạm da hay tàn nhang ở phụ nữ, nhất là phụ nữ sau tuổi 30 là do mất cân bằng nội tiết tố trong cơ thể hoặc chế độ dinh dưỡng nghèo nàn. Nhưng ít người ngờ được, làn da xuống cấp lại chính từ nguyên nhân mất cân bằng khí huyết (lưu thông máu kém, máu xấu, thiếu máu).

Thực tế, máu không chỉ giúp duy trì sự sống của các bộ phận trong cơ thể mà còn ảnh hưởng trực tiếp tới vẻ đẹp làn da bạn. Nếu lưu thông máu kém, rối loạn tuần hoàn máu sẽ khiến hầu hết phụ nữ phải đối mặt với nhiều rắc rối trong cơ thể. Trong đó, nhan sắc sẽ bị ảnh hưởng trầm trọng và rõ nhất.

Lưu thông máu kém sẽ khiến hầu hết phụ nữ phải đối mặt với nhiều rắc rối trong cơ thể (Ảnh minh họa)

Cụ thể, khi bị lưu thông máu kém hoặc máu xấu, ngoài bị mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt kéo dài không rõ nguyên nhân, làn da trở nên xấu xí đi trông thấy. Khi ấy, da bạn sẽ nhợt nhạt, xanh xao và thiếu rạng rỡ trông thấy.

Lý do vì lưu thông máu kém khiến các tế bào da không nhận đủ được lượng chất dinh dưỡng cần thiết. Điều này sẽ khiến làn da bạn không được nuôi dưỡng, trở nên yếu hơn. Từ đó, da cũng dễ trở nên nhạy cảm, dễ bị nám sạm hơn và nhiều tàn nhang.

Khi da bị “xuống cấp”, nếu không chăm sóc và điều trị đúng cách, chúng sẽ ngày một tồi tệ và sẽ khiến chính bạn cảm thấy mất thẩm mỹ, dẫn đến tự ti trong giao tiếp hàng ngày.

Những ảnh hưởng của lưu thông máu kém với làn da:

Da xanh xao, nhợt nhạt, thiếu sức sống

Khi bạn bị chứng lưu thông máu kém dẫn đến tình trạng tuần hoàn máu không ổn định. Điều này sẽ khiến làn da từ hồng hào rạng rỡ trở nên xanh xao, tái nhợt, loang lổ không đều màu.

Nám, sạm và tàn nhang đua nhau xuất hiện

Nếu cơ thể bạn thường xuyên bị lưu thông máu kém đồng nghĩa với việc lượng oxy trong máu giảm đi rất nhiều. Triệu chứng này khiến các vết nám, sạm và tàn nhang, các đốm đen đua nhau xuất hiện. Những nhược điểm này sẽ khiến bạn mất tự tin ngay trong giai đoạn tuổi 40 đẹp mặn mà nhất.

Mặt nhiều nếp nhăn

Khi bị tình trạng lưu thông máu kém sẽ khiến cho quá trình vận chuyển các chất dinh dưỡng tới các tế bào diễn ra kém, ảnh hưởng trực tiếp tới việc sản sinh collagen trong cơ thể. Đây là thành phần đóng vai trò quan trọng đến tính đàn hồi, độ căng mịn của làn da. Khi việc sản sinh collagen có vấn đề, chúng sẽ làm các nếp nhăn bắt đầu xuất hiện…

Khi việc sản sinh collagen có vấn đề, chúng sẽ làm các nếp nhăn bắt đầu xuất hiện (Ảnh minh họa)

Nhiều chứng bệnh nguy hiểm khác ghé thăm

Nếu bạn bị lưu thông máu kém, máu xấu, ngoài làn da xấu xí, bạn còn dễ dàng có nguy cơ gặp các triệu chứng như: đau đầu, chóng mặt, mất ngủ, ngủ không ngon giấc, suy giảm trí nhớ… Nếu không được điều trị kịp thời, chúng có thể gây nguy hại tới sức khỏe của bạn.

Một số dược liệu tự nhiên hỗ trợ tăng cường lưu thông máu

Theo những tài liệu Đông y, có một số vị dược liệu quý có tác dụng hỗ trợ tăng cường lưu thông máu như:

Cao bạch quả: Đây là loại thảo dược nổi tiếng có tác dụng lưu thông máu. Được biết, loại thảo dược này có chứa flavonic và các tecpen. Hai hợp chất này làm tăng tuần hoàn ở đầu và các chi, dùng chữa kém trí nhớ, ngủ gà ngủ gật.

cao-bach-qua
Cao bạch quả nổi tiếng có tác dụng lưu thông máu (Ảnh minh họa)

 

Sinh địa: Nếu như cao bạch quả có tác dụng lưu thông máu thì sinh địa lại có tác dụng bổ huyết nhằm tăng chất lượng máu, sinh huyết mới cho người sử dụng.

Thảo mộc này có chứa manit C6H8 (OH)6, rehmanin ức chế huyết đường, lợi tiểu và mạnh tim. Chúng rất hiệu nghiệm cho người bị tiểu đường, thiếu máu, suy nhược cơ thể.

Đương quy: Với tác dụng bổ huyết, lưu thông mạch huyết, thảo dược này có tác dụng cải thiện sự dinh dưỡng tại chỗ và làm cho ruột trơn, giảm sung huyết vùng xương.

Ngưu tất: Do có chứa Saponin triterpenoid, hydratcarbon nên ngưu tất có tác dụng phá huyết, hành ứ, bổ can thận, mạnh gân cốt.

Ích mẫu: Từ lâu, ích mẫu cũng nổi tiếng là thảo mộc có tác dụng bổ huyết vì chứa nhiều alkaloid có khả năng trục ứ huyết, sinh huyết mới, hoạt huyết điều kinh.

Ích mẫu là thảo mộc có tác dụng bổ huyết (Ảnh minh họa)
Ích mẫu là thảo mộc có tác dụng bổ huyết (Ảnh minh họa)

Đan sâm: Do có chứa 3 chất Tansinon nên đan sâm có công dụng trục ứ huyết, sinh huyết mới. Trong Đông y, chúng được dùng nhiều làm thuốc bổ cho phụ nữ, ăn uống thất thường, chữa tử cung xuất huyết, kinh nguyệt không đều, đau bụng, các khớp sưng đau.

Xuyên khung: Đây cũng là thảo mộc có tác dụng hoạt huyết. Những tinh chất có trong thảo mộc này giúp đuổi phong, giảm đau, đầu nhức mắt hoa, ngực bụng đầy chướng, bán thân bất toại, chân tay co quắp, huyết áp cao, đau dạ dày.

Cao khô rau đắng Bacopa: Nổi tiếng với thành phần chính là các triterpenoid saponin – loại dammarane có chứa aglycone, hợp chất không đường nên loại thảo dược quý hiếm này có tác dụng tăng cường chức năng thần kinh, tăng cường trí nhớ, chống stress, chống oxy hóa.

Sử dụng cao khô Bacopa, các chức năng não bộ được duy trì và cải thiện (Ảnh minh họa)
Sử dụng cao khô Bacopa, các chức năng não bộ được duy trì và cải thiện (Ảnh minh họa)

Lưu thông máu kém không chỉ gây ra tình trạng hoa mắt, chóng mặt, ảnh hưởng giấc ngủ, gây tê bì nhức mỏi chân tay… mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến làn da của các chị em. Qua bài viết hi vọng sẽ cung cấp cho chị em những thông tin hữu ích về chủ đề này. Chúc chị em luôn khoẻ và đẹp!